Lịch sử phát triển Mil_Mi-28

Sự phát triển bắt đầu sau một cuộc cạnh tranh với Mi-24, trực thăng chiến đấu duy nhất có thêm khả năng vận tải vào năm 1972. Thiết kế mới được lấy cảm hứng từ chiếc Mi-24,[cần dẫn nguồn] bỏ khả năng vận tải, giữ nguyên cabin, tăng tính năng thao diễn và tốc độ tối đa, tính năng cần thiết cho vai trò chống tăng và trực thăng địch và yểm trợ các chiến dịch vận tải trực thăng của nó. Ban đầu, nhiều bản thiết kế khác nhau đã được xem xét, gồm cả một dự án phi quy ước với hai rotor chính, đặt cùng động cơ trên hai đầu mấu cánh (kiểu bố trí vuông góc), và thêm một cánh quạt đẩy phía đuôi. Năm 1977, một thiết kế sơ bộ được lựa chọn, với kiểu bố trí một rotor cổ điển. Nó không còn giống với chiếc Mi-24, và thậm chí vòm kính buồng lái còn nhỏ hơn, với hình dạng phẳng.

Buồng lái của Mi-28NKhẩu pháo 30mm 2A42 của Mi-28. Hình chụp năm 2010

Năm 1981, một bản thiết kế và một mô hình được chấp nhận. Nguyên mẫu (số 012) cất cánh lần đầu ngày 10 tháng 11 năm 1982. Nguyên mẫu thứ hai (số 022) được chế tạo năm 1983. Năm 1984, nó hoàn thành giai đoạn thử nghiệm đầu tiên. Tuy nhiên, vào tháng 10 năm 1984, Không quân Xô viết đã lựa chọn chiếc Kamov Ka-50 làm loại máy bay trực thăng chống tăng của họ. Sự phát triển Mi-28 được tiếp tục, nhưng với ít ưu tiên hơn. Tháng 12 năm 1987, việc chế tạo Mi-28 tại Rosvertol ở Rostov trên sông Don được phê chuẩn.

Tháng 1 năm 1988, nguyên mẫu Mi-28A đầu tiên cất cánh (số 032). Nó được trang bị động cơ mạnh hơn và kiểu cánh đuôi chữ "X" thay cho kiểu ba cánh tiêu chuẩn. Phiên bản mới này xuất hiện lần đầu tại Triển lãm hàng không Paris vào tháng 6 năm 1989. Năm 1991, chiếc Mi-28A thứ hai được chế tạo (số 042). Chương trình Mi-28A bị hủy bỏ năm 1993 vì dường như nó không thể cạnh tranh với Ka-50, và đặc biệt, nó không có khả năng hoạt động trong mọi thời tiết. Năm 1990, văn phòng thiết kế đã ký một thỏa thuận xuất khẩu các bộ phận của Mi-28A sang Iraq và lắp ráp chúng với tên gọi Mi-28L, nhưng những kế hoạch đó đã bị ngừng lại vì cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh.

Một biến thể của Mi-28, là Mi-28N ("N" có nghĩa là "ban đêm") có khả năng tác chiến ngày lẫn đêm, ra mắt lần đầu vào tháng 8 năm 1996. Nó bay thử lần đầu vào tháng 4 năm 2004 và bắt đầu thử nghiệm trong Không quân Nga vào tháng 6 năm 2005. Mi-28N vẫn giữ lại hầu hết các thiết kế nguyên bản của Mi-28 ban đầu, điểm khác biệt lớn nhất là có tích hợp thêm một hệ thống tác chiến điện tử. Một số điểm khác biệt nữa là hệ thống truyền động mới có khả năng truyền tải nhiều năng lượng hơn cho rotor cánh quạt, các cánh quạt kiểu mới có hiệu suất cao và đầu cánh quạt vát nghiêng, và một hệ thống điều khiển việc bơm phun nhiên liệu. Phi công được trang bị thêm các kính nhìn đêm.[3] Mi-28NE, biệt danh là "Thợ săn đêm", là phiên bản xuất khẩu của Mi-28N[4]Mi-28D là phiên bản thu gọn cắt giảm tính năng, chỉ tác chiến vào ban ngày, không có radar và cảm biến hồng ngoại. Ngoài ra, còn có Mi-28NM, đang được phát triển từ năm 2008, dự kiến tích hợp nhiều tính năng hiện đại, như mức độ biểu lộ thấp trước radar, tầm hoạt động rộng, hệ thống điều khiển vũ khí hiện đại, khả năng đối không, và tốc độ tối đa lên tới 600 km/h (370 mph).[5]

Mi-28N đã được giao hàng cho quân đội.[6] Nó sẽ tham gia vào các cuộc thử nghiệm của quân đội. Chiếc máy bay này, cùng Ka-50/Ka-52 đã đi vào sử dụng.[7] 10 chiếc đã được mua trong năm 2006,[8] và cho tới năm 2015, tổng cộng sẽ có 67 chiếc được mua.[9]

Sự thay đổi tình hình quân sự sau Chiến tranh lạnh khiến những chiếc máy bay trực thăng với nhiệm vụ duy nhất là chống tăng như Ka-50, trở nên kém hữu dụng. Mặt khác, biến thể hai chỗ ngồi mọi thời tiết Ka-52 của nó có khả năng thao diễn kém hơn vì trọng lượng gia tăng. Các lợi thế của Mi-28N, như khả năng hoạt động mọi thời tiết, giá thấp, sự tương đồng với Mi-24, trở nên quan trọng. Năm 2003, một vị chỉ huy Các lực lượng Không quân Nga đã bình luận rằng Mi-28N sẽ trở thành máy bay trực thăng chiến đấu tiêu chuẩn của Nga.[10]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mil_Mi-28 http://www.russianhelicopters.aero/ru/helicopters/... http://www.airforce-technology.com/projects/mi-28n... http://www.airrecognition.com/index.php?option=com... http://www.army-technology.com/projects/mi28/ http://www.aviationweek.com/Article.aspx?id=/artic... http://beforeitsnews.com/vietnamese/2016/04/nga-th... http://www.defenseindustrydaily.com/joint-common-m... http://www.defensenews.com/osd_story.php?sh=VSDI&i... http://www.flightglobal.com/airspace/media/reports... http://www.globalpost.com/dispatch/news/regions/mi...